Kỹ thuật quấn dây motor 1 pha và 3 pha an toàn đầy đủ nhất

Kỹ thuật quấn dây motor đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cung như nâng cao năng suất cho motor giảm tốc đồng thời các bộ phận khác. Với mỗi loại motor 1 pha và motor 3 pha sẽ sử dụng những kỹ thuật quấn dây khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết cách quấn dây động cơ trong bài dưới đây nhé. 

Hướng dẫn kỹ thuật quấn dây motor đầy đủ 

Các động cơ điện được sử dụng phổ biến hiện nay thường có đa dạng về cấu tạo, tính năng và công suất máy. Để phục vụ cho việc nối dây dẫn, bạn cần quan tâm đến 2 loại động cơ chính đó là motor xoay chiều một pha và motor xoay chiều 3 pha. 

Motor 1 pha 

Motor 1 pha là một loại động cơ dây quấn stato, chỉ có một cuộn dây pha và nguồn cấp của nó bao gồm một dây pha và một dây nguội. Với ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp và quảng cáo, kỹ thuật quấn motor 1 pha là rất quan trọng.

Để quấn dây motor 1 pha, trước hết phải tháo rời phần roto khỏi stato. Tại sao, cần xác định đúng đầu nối của cuộn LV và cuộn KD để bắt đầu quá trình quấn dây. Thợ có kinh nghiệm thường có thể xác định đầu nối ngay khi nhìn vào, tuy nhiên nếu không phải là dân sửa chữa chuyên nghiệp, cần dùng đồng hồ đo để xác định cuộn nào là cuộn LV và cuộn nào là cuộn KD.

ky-thuat-quan-day-motor -1 Kỹ thuật quấn dây motor 1 pha 

Sau khi xác định đầu nối, quá trình quấn dây bắt đầu bằng cách đấu 2 đầu nối bất kỳ của cuộn KD và LV vào nhau, sau đó nối tiếp với một dây nguồn khác. Cuối cùng, đầu dây còn lại của cuộn LV nối với đầu dây nguồn còn lại và một bên má tụ, và đầu dây còn lại của cuộn KD nối với má tụ còn lại.

Nếu động cơ bị quay ngược, chỉ cần giữ nguyên một cuộn và đảo lại đầu của cuối cuộn còn lại. Với các bước này, kỹ thuật quấn dây motor 1 pha trở nên đơn giản và dễ thực hiện.

Motor 3 pha 

Động cơ điện 3 pha có chức năng chính đó là chuyển đổi điện năng thành cơ năng để vận hành các máy móc. Đây là loại motor xuất hiện nhiều trong các nhà máy, khu công nghiệp.

Để quấn được dây motor 3 pha bạn cần làm theo các hướng dẫn sau: 

Bước 1: Làm khuôn quấn 

Bạn cần xác định được chu vi của khuôn quấn dây để thiết kế và gia công được chính xác nhất. Theo đó, công thức tính chu vi khuôn quấn là: 

Chu vi = 2 . (KL . y + L’) (mm) 

KL = πγ . (Dt + Hr)

L’= L +  (mm)

Bảng xác định hệ số γ:

2p246>=8
γ1,27 – 1,31,33 – 1,351,51,7

ky-thuat-quan-day-motor - 2Kỹ thuật quấn dây motor 3 pha 

Bước 2: Lót cách điện 

Bước lót cách điện bao gồm các bước nhỏ hơn cách điện miệng, thân rãnh, đấu bối dây và nêm chèn cách điện. 

  • Cách điện miệng, thân rãnh: Sử dụng giấy cách điện độ dày trong khoảng 0,2 mm, lựa chọn sao cho kích thước phù hợp với rãnh trên thân của stato. 
  • Đấu bối dây: Sử dụng giấy cách điện có độ dày trong khoảng 0,1 mm. 
  • Nêm chèn cách điện: Sử dụng tre hoặc gỗ để nêm chèn, sử dụng tăng cường cách điện và tăng độ bền cơ cho bối dây. 

Điều bạn cần lưu ý ở bước này đó chính là đảm bảo cách điện an toàn, vật liệu cần có độ bền cao, chịu được tác động của môi trường để tránh bị dẫn điện sẽ khiến động cơ bị chập, cháy nổ. 

Bước 3: Cuộn dây dẫn lên khuôn Stato 

Xác định lượng bối dây vừa đủ để quấn vừa vào rãnh Stato, tự điều chỉnh cho phần dây vừa vào khuôn có sẵn. Làm tương tự với các phần bối dây còn lại. Bạn cần đảm bảo quấn các vòng sao cho song song và đều nhau. Tránh việc quấn chồng chéo. 

Bước 4: Lồng dây vào rãnh

Trước khi lồng dây, hãy quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về phía lỗ luồn qua đấu vào hộp đấu động cơ.

Để lồng dây, hãy cho các cạnh của bối dây vào rãnh theo thứ tự và lần lượt đặt từng sợi dây vào khe rãnh để chúng nằm gọn trong lớp giấy cách điện. Hãy giữ các cạnh bối dây thẳng và sử dụng vật nhỏ và nhọn để đẩy từng sợi dây vào rãnh stato. Sau đó, đẩy lớp lót cách điện miệng rãnh vào rãnh.

Cuối cùng, hãy vo hai đầu bối dây để chừa không gian thoáng cho việc lồng các bối dây còn lại.

Bước 5: Lót giấy cách điện ở các phần bối dây

Tiến hành lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây ở phần bên ngoài rãnh, mục đích là để phân chia từng lớp giữa các pha với nhau. 

Bước 6: Đấu dây 

Đấu nối trực tiếp các bối dây đã chuẩn vị ở các bước trên, ở các đầu nối bạn cần lưu ý lồng ống gen để cách điện, ngăn rò rỉ điện. Dùng các loại dây điện mềm có có nhiều sợi để dễ dàng noiis kết. Lưu ý chọn 2 màu dây khác nhau để dễ dàng phân biệt và nối kết. 

Bước 7 : Đai dây 

Hai đầu dây Stato được tạo hình vo tròn và ngay ngắn tạo chỗ trống sau đó đưa phần Roto vào trong.

Bước 8: Kiểm thử

Kiểm tra loại toàn bộ các bộ dây của motor điện, đảm bảo nối kết chính xác và cách điện đầy đủ để động cơ được hoạt động đúng cách. 

Kỹ thuật quấn dây motor với mẹo tính dây đơn giản

Tính dây quấn motor 

Trong trường hợp motor có 4 cuộn dây và 5 đầu dây R, S, Hi, Me, Lo, chúng tôi đề xuất các bước sau để xác định dây R và dây S, cũng như các loại dây còn lại:

Đầu tiên, sử dụng đồng hồ VOM để đo điện trở của 10 cặp dây của 5 đầu dây. Xác định cặp dây R và dây S bằng cách tìm ra cặp dây có điện trở lớn nhất.

Sau đó, để xác định đâu là dây R và đâu là dây S, thực hiện đo điện trở giữa 3 loại dây còn lại với 2 dây R, S lần lượt. Dây cho điện trở cao hơn sẽ là dây R, còn dây cho điện trở thấp hơn sẽ là dây S.

Tương tự, tiếp tục đo điện trở cho 3 loại dây còn lại với dây R để xác định loại dây nào cho điện trở lớn nhất, trung bình và thấp nhất lần lượt là Lo, Me và Hi. Kết quả sẽ ngược lại nếu thay dây R bằng dây S.

Trên đây chúng tôi đã mang đến cho bạn thông tin về hướng dẫn kỹ thuật quấn dây motor 1 pha 3 pha đầy đủ nhất. Hy vọng bạn đã thu được những kiến thức hữu ích cho riêng mình. Nếu đang quan tâm đến các sản phẩm motor giảm tốc bạn có thể liên hệ ngay hotline để nhận được tư vấn nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button