Bí quyết lựa chọn motor giảm tốc phù hợp mục đích sử dụng

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại động cơ giảm tốc. Các loại motor giảm tốc có thể được chia theo cấu tạo, công suất, hay pha điện. Vậy làm sao để chọn được loại motor giảm tốc phù hợp. Lưu ngay cách lựa chọn motor giảm tốc thông minh trong bài viết dưới đây. 

Vì sao cần lựa chọn đúng loại motor giảm tốc

Các loại motor giảm tốc được chia theo từng công suất, cấu tạo khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng. Nếu lựa chọn loại motor không phù hợp công suất, động cơ sẽ không thể chạy tải được. Nếu vận hành không đạt tốc độ theo yêu cầu động cơ sẽ nóng lên gây ra việc động cơ bị giảm tuổi thọ.

  lua-chon-motor-giam-toc - 1Lựa chọn motor giảm tốc phù hợp 

Nếu như bạn lựa chọn công suất thừa sẽ lãng phí phí khi mua motor ban đầu. Không chỉ thế nó cũng sẽ tiêu hao nhiều điện năng bị bỏ phí không cần thiết. Còn nếu như lựa chọn động cơ với cấu tạo và nguyên lý hoạt động phù hợp bạn sẽ không thể lắp đặt cho bộ máy vận hành hiệu quả. Kèm theo đó là sẽ phải thay thế các bộ phận khác. Tốc độ quay cũng rất quan trọng bởi nếu không đáp ứng tốc độ quay đúng sẽ không thể đảm bảo hiệu suất. 

Phân loại motor giảm tốc

Để có cách lựa chọn motor giảm tốc hiệu quả, trước tiên bạn cần phân loại được các loại motor giảm tốc. 

Dựa trên công suất

Dựa trên công suất bạn có thể chia motor giảm tốc bạn có thể chia thành motor giảm tốc mini, motor giảm tốc tải trung, motor giảm tốc tải nặng. 

  • Motor giảm tốc mini:Motor mini giảm tốc có thể điều chỉnh hoặc không điều chỉnh tốc độ vòng quay. Công suất từ 6W đến 250W và tỷ số truyền từ 1/3 đến 1/500. Nó sử dụng điện áp 1 pha 220V và thuận tiện cho việc sử dụng trong gia đình và các ngành công nghiệp như băng tải, băng chuyền, máy may, máy khuấy, thiết bị cafe, và chế biến thực phẩm.
  • Motor giảm tốc tải trung: được chia thành hai loại: mặt bích và chân đế. Công suất từ 0.1 KW đến 7.5 KW và tỷ số truyền từ 1/3 đến 1/15000. Loại motor này được sử dụng điện áp 3 pha 220V/380V và rộng rãi ứng dụng trong đời sống sản xuất và các ngành công nghiệp, nông nghiệp như sản xuất lúa gạo, môi trường, và xây dựng. 
  • Motor giảm tốc tải nặng: giống như motor giảm tốc tải trung thì motor giảm tốc tải nặng cũng được chia làm hai loại là động cơ mặt bích và động cơ chân đế. Công suất từ 0.18KW đến 160KW, tỷ số truyền 1/4 đến 1/120. Điện áp sử dụng đó là 3 pha 380V/660V. Các nhà máy, công trình xây dựng với công suất lớn rất cần loại motor giảm tốc có tải nặng.

lua-chon-motor-giam-toc - 2Các loại motor giảm tốc 

Dựa trên cấu tạo

  • Động cơ giảm tốc trục thẳng, với trục ra từ hộp số thẳng hàng được lắp với chân đế hoặc mặt bích, có cấu tạo đơn giản và giá thành rẻ. Tuy nhiên, khả năng ăn khớp bánh răng kém và hoạt động không êm so với động cơ giảm tốc trục vuông góc là nhược điểm của nó. Nếu dùng cho những mục đích đơn giản như máy trộn, máy nghiền, băng tải, băng chuyền, động cơ trục thẳng sẽ là lựa chọn tốt với giá rẻ hơn so với các loại khác.
  • Động cơ giảm tốc trục song song là loại motor có hộp số song song với trục động cơ. Ưu điểm của loại này đó là rất dễ dàng thi công lắp đặt. Hoạt động vận hành cũng rất êm ái, chịu được trọng tải với công suất lớn, phù hợp trong các công trình.
  • Động cơ giảm tốc trục vuông góc: dựa theo nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc trục vít bánh vít, động cơ vuông góc có thể chịu được trọng tải lớn hơn, tối ưu hiệu suất làm việc. 

Cấu tạp phân loại motor giảm tốc

Công thức tính tỉ số truyền

  • Tỷ số truyền giảm: i>1 (Z2>Z1). Trong hộp số tương ứng với 1, 2 và 3
  • Tỷ số truyền tăng: i<1 (Z2<Z1), tương ứng với 5
  • Tỷ số truyền không đổi (trục thẳng) i=1 (Z2=Z1) trong hộp số tương ứng với số 4.

Trên đây là cách để lựa chọn motor giảm tốc đầy đủ nhất. Trên thị trường có đa dạng các loại motor giảm tốc khác nhau. Nếu cần được tư vấn để lựa chọn motor giảm tốc phù hợp hãy liên hệ ngay hotline để được Đông Phong hỗ trợ nhanh chóng nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button