Công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc là điều cần thiết để các bạn thiết kế, hay lựa chọn để mua mô tơ, hộp giảm tốc cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Dưới đây tôi xin cung cấp một vài cách để các bạn có thể tính toán.
À mà chút nữa mời bạn vào đây để xem thêm rất nhiều loại mô tơ giảm tốc nhé: click here
Trong kỹ thuật cơ khí hiện nay, tỷ số truyền là thước đo trực tiếp của tỷ lệ tốc độ quay của hai hoặc nhiều bánh răng lồng vào nhau. Theo nguyên tắc, khi làm việc với hai bánh răng, nếu bánh răng truyền động (bánh răng trực tiếp nhận lực quay từ động cơ v.v.) lớn hơn bánh răng bị dẫn động, bánh răng sau sẽ quay nhanh hơn và ngược lại nếu bánh răng truyền động nhỏ hơn bánh răng bị dẫn thì bánh răng sau sẽ quay chậm hơn. Ta có thể biểu thị khái niệm cơ bản này với công thức Tỷ lệ bánh răng = T2 / T1, trong đó T1 là số răng trên bánh răng thứ nhất và T2 là số răng trên bánh răng thứ 2. [1]
Drive: bánh răng truyền động (bánh răng chủ động)
Driven: bánh răng bị dẫn động (bánh răng bị động)
Công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc trong trường hợp hai bánh răng.
- Với trường hợp có hai bánh răng, giả sử bánh răng truyền động nhỏ quay bánh răng bị động lớn hơn.
Bước đầu tiên bạn đếm số răng trên hai bánh răng, ở ví dụ trong hình thì bánh răng truyền động có 20 răng và bánh răng bị động có 30 răng.
- Sau đó bạn chia số răng của bánh răng bị động cho số răng của bánh răng chủ động, trong ví dụ này ta có 30 chia 20 = 1.5. Tỷ lệ này có nghĩa bánh răng dẫn động phải quay một vòng rưỡi để làm bánh răng bị động quay được 1 vòng, nghĩa là bánh răng bị động sẽ quay chậm hơn vì lớn hơn.
Công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc trong trường hợp nhiều hơn hai bánh răng.
Trong thực tế một bộ truyền bánh răng có thể được chế tạo từ một chuỗi bánh răng kết hợp với nhau, không phải chỉ có bánh răng chủ động và bánh răng bị động mà còn có bánh răng trung gian (một hoặc nhiều), nằm giữa 2 bánh răng chủ động và bị động. Bánh răng trung gian làm nhiệm vụ đổi hướng quay hoặc khi không gian giữa hai bánh răng chủ động và bị động không phù hợp. Một số trường hợp chỉ cần đổi góc nghiêng của răng là không cần sử dụng thêm bánh răng trung gian.
Ở hình ví dụ trên thì bộ truyền động này được dẫn động bởi một bánh răng nhỏ có 7 răng, bánh răng bị động vẫn có 30 răng, lúc này bánh răng ở giữa có 20 răng là bánh răng trung gian.
Ta chia số răng của bánh răng bị động cho số răng của bánh răng bị động: 30/7 ~ 4.3. Còn bánh răng trung gian thì kệ nó vì nó không ảnh hưởng gì đến tỷ số truyền của bộ truyền động. Tỷ số truyền 4.3 có nghĩa là bánh răng chủ động phải quay 4.3 lần thì bánh răng bị động mới quay được 1 lần.
Với công thức S1 × T1 = S2 × T2.
S1: Tốc độ đầu vào của bánh răng truyền động, thường được tính bằng vòng/phút (rpm)
T1: Số răng bánh răng truyền động.
S2: tốc độ đầu ra của bánh răng bị động.
T2: Số răng bánh răng bị động.
Ví dụ trên hình có nghĩa: nếu bánh răng chủ động quay với tốc độ 130rpm thì tốc độ đầu ra là 30.33rpm.
Trên đây là một ít thông tin về công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc, cảm ơn bạn đã đọc.
TND –
bài viết hữu ích